Di tích lịch sử văn hóa Phú Thượng, Tây Hồ

Làng Phú Xá nay còn gìn giữ ngôi mộ của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm vì đây là quê chồng- là ông Tiến sĩ Nguyễn Kiều

Làng Phú Gia có nhiều điểm di tích nhà cụ Nguyễn Thị An. Nơi chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên đặt chân lên đất Hà Nội là cây gạo ven đê sông hồng rồi đi theo bờ đê đến nhà ông Công Ngọc Kha (Trần Lộc) vào ngày 23 tháng 08 năm 1945 ở lại đó tới chiều 25 tháng 8 Bác được các đồng chí Trường Chinh, Nguyễn Lương Bằng, Trần Đăng Ninh, Võ Nguyên Giáp về đón Bác vào nội thành Hà Nội trước khi đọc bản tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình.[3] lần thứ hai chủ tịch Hồ chí Minh về làng Phú Gia thăm gia đình ông Công Ngọc Kha (Trần Lộc) một ngày vào ngày 24 tháng 11 năm 1946 buổi sáng chủ tịch Hồ Chí Minh thăm hỏi gia đình buổi chiều ở nhà ông Công Ngọc Kha chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc căn dặn với cán bộ xã Phú Thượng và cán bộ Quận Lãng Bạc chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Pháp lâu dài, đến chiều tối chủ tịch Hồ Chí Minh chào gia đình và nhân dân Phú Gia rồi về nội thành Hà Nội.

Cách mạng được hình thành từ thời kỳ tiền khởi nghĩa như cơ sở in cờ giải phóng tại nhà bà Hai Vẽ, nhà bà Phó Ái là cơ sở hoạt động của các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Trần Thị Sáu v.v.. hai cơ sở này và một số gia đình được chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm chúc tết vào ngày 31 tháng 1 năm 1957.

Chùa Bà Già là một ngôi chùa ở làng Phú Gia.Chùa có một lai lịch khá cổ. Nguyên, Phú Gia (tên nôm là làng Gạ) là nơi các vua nhà Trần định cư. Một bộ phận người Chăm được đưa từ phía nam ra đã dựng một ngôi chùa mà sử Toàn thư đã phiên âm là Đa-da-li. Thái úy Trần Nhật Duật (1254-1330) thường tới đây đàm đạo về Phật giáo với vị sư người Chăm trụ trì. Có thể cái tên Bà Già là từ Đa-da-li mà ra. Nay trong chùa còn bức hoành phi cổ khắc ba chữ "Bà Già tự".

Đình Phú Gia là một công trình kiến trúc tôn giáo có giá trị nhiều mặt trong kho tàng văn hóa Nhà nước nằm trong di tích quan trọng của văn hóa Hồ Tây lịch sử. Cho đến nay, lai lịch về ngôi đình vẫn còn nhiều điều bí ẩn. Theo sử sách, làng Phú Gia từ lâu đã suy tôn thần Khai Nguyên, một tướng thời Hùng Vương thứ 6 có công đánh giặc Ân giữ nước, làm thành hoàng làng. Tương truyền ngài còn có công trị nạn hồng thủy, đem lại bình yên, hạnh phúc cho dân lành và được vua ban 12 đạo sắc, phong làm Thành hoàng làng với 12 chữ "Cứu nước, cứu dân, âm phù, dương trợ, dân tình yên ổn". Để tưởng nhớ công ơn của thần Khai Nguyên, theo lệ hàng năm vào mùng 8/1 (âm lịch) đến 11/1 (âm lịch) - chính hội là 10/1 (âm lịch), dân làng Phú Gia lại mở hội để tưởng nhớ tới ngài, âu cũng là một nét văn hóa đẹp trong truyền thống "uống nước nhớ nguồn" của người Việt.

Làng Thượng Thuỵ có ngôi nhà thờ Kitô giáo khá lớn xây từ đầu thế kỷ XX.

Phường Phú Thượng là một dải đất ven sông có phong thủy tốt, cư dân hiền hòa đôn hậu. Là mảnh đất tốt của Hà Nội ngàn năm văn hiến.